“Thài lài, rau dệu… ngấp ngo

Mẹ con nhà khó ăn no lại nằm!”

Đó là câu ca của người xưa nói về rau tập tàng… một loại rau dại, nhưng rất bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Những người nghèo khó ngày xưa ăn loại rau này vừa no bụng, vừa chữa được bệnh thông thường rất hiệu quả.

Tập tàng là tên gọi dân gian của nhiều loại rau dại mọc hoang dã mà con người có thể sử dụng làm rau ăn hàng ngày như: Rau thài lài, rau dệu, rau muối, tầm bóp, rền cơm…

Tập tàng mọc hoang dã khắp nơi, nhiều nhất là ở bờ ruộng, triền đồi thấp, bãi soi, bãi bồi… Ngoài sử dụng làm rau ăn, tuỳ theo từng loại cây tập tàng còn được sử dụng là vị thuốc chữa nhiều loại bệnh như: Rau thài lài chữa bệnh tiểu đường, tiểu gắt. Rau dệu chữa bệnh bí tiểu, mát gan mật. Tầm bóp ngừa bệnh tim mạch, kiểm soát mỡ máu…

Rau tập tàng sử dụng làm rau ăn quanh năm, nhưng ngon nhất phải là từ đầu tháng giêng đến giữa tháng hai âm lịch. Bởi vì trong suốt mùa đông khô hạn giá lạnh, tập tàng chút lá cằn cỗi hoặc chết… khi tiết trời có mưa Xuân ấm ẩm hạt cây nẩy mầm, cây cũ thì đâm chồi ra lá non… do độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng thích hợp để rau tập tàng vừa non, vừa ngon lại vừa ngọt.

Lúc này rau tập tàng sẽ có đủ và nhiều cả về dưỡng chất và dược chất nữa. Hãy nhanh tay hái lấy về làm rau ăn tốt lắm đấy!

Nếu sang tháng ba âm lịch, thời tiết cuối Xuân đầu Hạ độ ẩm cao, nắng nhiều rau tập tàng lúc đó mọc lá đầy đủ, tươi tốt… dùng làm rau ăn sẽ có vị chát nhiều.

Rau tập tàng hái về mỗi loại một ít nấu canh, xào, luộc đều ngon và tốt cho sức khỏe. Ngon nhất là nấu canh cua hoặc canh tép.

Ngày xưa rau tập tàng là rau ăn của (nhà khó). Bây giờ là đặc sản đấy! Không phải nhà hàng nào cũng có món rau tập tàng bán đâu? Giá cả cũng không hề rẻ.

Những ngày Tết rượu bia, cỗ bàn nhiều… xót ruột, nếu có bát canh rau tập tàng ăn thì mát và nhẹ bụng lắm các bác ạ!

Rau tập tàng nhiều khi có cả ngọn cây cỏ trai...