Bảng tuần hoàn hóa học chi tiết mới nhất năm 2024? Đạt điều kiện nào để làm giáo viên bộ môn Hóa học cấp 3?

Xin cho tôi hỏi: Tôi muốn tìm mẫu bảng tuần hoàn hóa học chi tiết thì tìm ở đâu, điều kiện nào để tôi được làm giáo viên bộ môn Hóa học cấp 3? Mong được giải đáp!

Bảng tuần hoàn hóa học chi tiết mới nhất năm 2024?

Bảng tuần hoàn hóa học là phương pháp dạng bảng hiển thị các nguyên tố hóa học do nhà hóa học Dimitri Mendeleev người Nga phát minh vào năm 1869. Chương trình giáo dục bộ môn Hóa học đối với học sinh yêu cầu học sinh cần có kiến thức sơ lược về bảng tuần hoàn hóa học, bao gồm nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố, cấu tạo hay sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn;...

Quý thầy cô và các bạn học sinh có thể tham khảo các Mẫu bảng tuần hoàn hóa học cho học sinh các cấp học mới nhất năm 2024 sau đây:

Bảng tuần hoàn hóa học cho học sinh lớp 8 (Mẫu tham khảo)

Bảng tuần hoàn hóa học cho học sinh lớp 9 (Mẫu tham khảo)

Bảng tuần hoàn hóa học cho học sinh lớp 10 trở lên (Mẫu tham khảo)

Điều kiện nào để làm giáo viên cấp 3 giảng dạy bộ môn Hóa học?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ của giáo viên cấp 3 giảng dạy bộ môn Hóa học như sau:

Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
...

Như vậy, giáo viên cấp 3 giảng dạy bộ môn Hóa học cần phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên.

Trong trường hợp, môn Hóa học trong trường chưa có đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì giáo viên phải có bằng cử nhân chuyên ngành về giảng dạy bộ môn Hóa học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định.

Mẫu bảng tuần hoàn hóa học chi tiết mới nhất năm 2024? Đạt điều kiện nào để làm giáo viên bộ môn Hóa học cấp 3?

Mẫu bảng tuần hoàn hóa học chi tiết mới nhất năm 2024? Đạt điều kiện nào để làm giáo viên bộ môn Hóa học cấp 3? (Hình từ Internet)

Bộ môn Hóa học có phải là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông không?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT quy định về môn Hóa học trong giáo dục phổ thông như sau:

Kế hoạch giáo dục
2. Giai đoạn định hướng nghề nghiệp
2.1. Nội dung giáo dục
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.
Học sinh chọn 4 môn học từ các môn học lựa chọn.
Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ các môn học và các chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
...

Như vậy, bộ môn Hóa học là môn học lựa chọn trong chương trình giáo dục phổ thông, chứ không phải môn học bắt buộc. Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc hiện nay bao gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Trân trọng!