Trái nghĩa với từ khát là gì?

Admin

Trái nghĩa với từ khát là gì? Cùng tìm hiểu từ trái nghĩa? Nghĩa của từ khát để từ đó xác định đúng từ trái nghĩa của từ khát.

MỤC LỤC NỘI DUNG

  • Câu hỏi
  • Nghĩa của từ khát là gì?
  • Từ trái nghĩa với từ khát
  • Từ trái nghĩa là gì?
  • Có mấy loại từ trái nghĩa?
  • Cách sử dụng từ trái nghĩa
  • 1. Tạo sự tương phản
  • 2. Để tạo thế đối
  • 3. Để tạo sự cân đối
  • Ví dụ về từ trái nghĩa
  • Từ trái nghĩa trong ca dao tục ngữ Việt Nam

Câu hỏi

Trái nghĩa với từ khát là gì?

Đáp án: Từ trái nghĩa với từ khát nước là: Dư, thừa, no (bụng) nước

Giải thích:

Nghĩa của từ khát là gì?

Từ khát có nghĩa là: có cảm giác cần uống nước.

Ngoài ra, từ khát còn được dùng với nghĩa một người/vật ở trong tình trạng quá thiếu nên thiết tha muốn có. Tuy nhiên, nghĩa này ít được sử dụng.

Từ trái nghĩa với từ khát

Dư, thừa, no nước: Chỉ trạng thái đã uống nhiều nước, không cần thêm nữa.

Từ trái nghĩa với từ khát là gì?

Từ trái nghĩa là gì?

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. 

- Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái đối lập nhau,… 

- Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó, tuỳ theo từng lời nói hoặc câu văn khác nhau.

- Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó.

Có mấy loại từ trái nghĩa?

Từ trái nghĩa được chia làm 2 loại:

- Từ trái nghĩa hoàn toàn: Là những từ luôn mang nghĩa trái ngược nhau trong mọi trường hợp. Chỉ cần nhắc tới từ này là người ta liền nghĩ ngay tới từ mang nghĩa đối lập với nó.

Ví dụ: dài – ngắn; cao – thấp; xinh đẹp – xấu xí; to – nhỏ; sớm – muộn; yêu – ghét; may mắn – xui xẻo; nhanh – chậm;…

- Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Đối với các cặp từ trái nghĩa không hoàn toàn, khi nhắc tới từ này thì người ta không nghĩ ngay tới từ kia.

Ví dụ: nhỏ – khổng lồ; thấp – cao lêu nghêu; cao – lùn tịt;…

Cách sử dụng từ trái nghĩa

Những trường hợp nên sử dụng từ trái nghĩa gồm:

1. Tạo sự tương phản

Thường dùng để đả kích, phê phán sự việc, hành động, có thể tường minh hoặc ẩn dụ tùy vào người đọc cảm nhận.

Ví dụ: “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Câu tục ngữ này có nghĩa là là việc gì có lợi cho mình mà không nguy hiểm thì tranh đến trước.

Hoặc câu “ Mất lòng trước, được lòng sau”.

2. Để tạo thế đối

Thường dùng trong thơ văn là chính, để mô tả cảm xúc, tâm trạng, hành động…

Ví dụ: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Ý nghĩa câu tục ngữ trên mô tả công sức lao động của người làm nên hạt gạo.

3. Để tạo sự cân đối

Cách sử dụng này làm câu thơ, lời văn sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.

Ví dụ: “Lên voi xuống chó” hoặc “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.

Ví dụ về từ trái nghĩa

Những ví dụ dưới dây sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về từ trái nghĩa:

- Từ trái nghĩ với từ “nhạt”:

(muối) nhạt >< mặn: cơ sở chung là “độ mặn”

(đường) nhạt >< ngọt: cơ sở chung là “độ ngọt”

(tình cảm) nhạt >< đằm thắm: cơ sở chung là “mức độ tình cảm”

(màu áo) nhạt >< đậm: cơ sở chung là “màu sắc”.

- Từ trái nghĩa với "anh hùng" là: bạc nhược, hèn nhát, nhát gan,…

- Từ trái nghĩa với "ác" là: hiền, hiền lành, lương thiện, nhân từ,…

- Từ trái nghĩa với "ẩm" là: hanh, hanh hao, hanh khô, se, …

- Từ trái nghĩa với "ân cần" là: dửng dưng, lạnh lùng, lạnh nhạt, chiếu lệ, thờ ơ, hờ hững,… 

- Từ trái nghĩa với "bảo vệ" là: phá hủy, tàn phá, hủy diệt, tiêu diệt, …

- Từ trái nghĩa với "biết ơn" là: bội bạc, vô ơn, bội ơn, bất nghĩa, …

- Từ trái nghĩa với "béo" là: gầy, gầy nhẳng, gầy nhom, ốm,…

- Từ trái nghĩa với "biếng nhác" là: chăm chỉ, siêng năng, cần cù, …

- Từ trái nghĩa với "chăm chỉ' là: biếng nhác, lười biếng, lười nhác,…

- Từ trái nghĩa với "can đảm" là: nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, yếu hèn, …

- Từ trái nghĩa với "cao" là: thấp, lùn, lùn tè, trũng, …

- Từ trái nghĩa với "dũng cảm" là: sợ hãi, đớn hèn, bạc nhược, nhát gan, nhút nhát,…

Từ trái nghĩa trong ca dao tục ngữ Việt Nam

Từ trái nghĩa rất thường được sử dụng trong các câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:

- Lên voi xuống chó

- Lá lành đùm lá rách

- Đầu voi đuôi chuột

- Đi ngược về xuôi

- Trước lạ sau quen

- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

- Thất bại là mẹ thành công

- Có mới nới cũ

- Bán anh em xa mua láng giềng gần

- Chết vinh còn hơn sống nhục

- Kính trên nhường dưới

- Cá lớn nuốt cá bé

- Khôn ba năm, dại một giờ

- Mềm nắn rắn buông

- Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

- Bên trọng bên khinh.

- Buổi đực buổi cái

- Bước thấp bước cao

- Có đi có lại

- Gần nhà xa ngõ

- Mắt nhắm mắt mở

- Vô thưởng vô phạt